Thần chú lúc Đại dịch: Đừng hoảng sợ, hãy điều chỉnh

 

Một câu chuyện được tiến sĩ Anthony Silard viết lại trong bài báo của mình như sau: Một trong những khách hàng cũ của tôi là huấn luyện viên bóng rổ trong hơn 20 năm, trước khi anh ấy trở thành giám đốc điều hành của một trong những tổ chức thanh niên lớn nhất ở Washington D.C. Việc quản lý một tổ chức phi lợi nhuận với ngân sách hàng triệu đô la mà không có kinh nghiệm quản lý trước đó là điều không hề dễ dàng. Mỗi tháng, trong các buổi huấn luyện, tôi thường được nghe những câu chuyện kinh dị của Kevin. Là con lai giữa 2 chủng tộc, Kevin vô tình trở thành trung gian giữa ban giám đốc chủ yếu là người da trắng bảo thủ với những  thanh niên người Mỹ gốc Phi và người Latinh trong các chương trình của anh.

Dung hoang so de vuot qua dai dich

Điều khiến tôi ấn tượng nhất về Kevin là sự kiên định của anh ấy. Khi mà 2 nhân viên của anh nghỉ  việc ngay trước sự kiện gây quỹ thường niên của tổ chức chỉ đúng 1 tháng, vì họ cảm thấy mức kỷ luật không công bằng từ ban giám đốc đối với những người trẻ, họ hoàn toàn bị mất kết nối. Kevin đã làm hết công việc của cả 3 vị trí với sự điềm tĩnh phi thường.

“Anh luôn làm rất nhiều việc, nhưng lúc nào anh cũng cố gắng duy trì tư thế sẵn sàng”, tôi đã nói với Kevin như vậy trong buổi làm việc của chúng tôi. “Sao anh làm được vậy?

Kevin đã nhìn tôi, với phong thái bình tĩnh vốn có của anh ấy, trả lời “Tôi đã học được bài học quan trọng nhất của mình khi dẫn dắt tổ chức này trên sân bóng rổ. Khi các cầu thủ của tôi chơi lộn xộn hoặc khi đội khác đang giành được vị thế, tôi thường kéo họ vào một cuộc trò chuyện nhóm và nói với họ điều này: "Đừng hoảng sợ, hãy điều chỉnh." 

Khiến chúng ta trở lại bình thường

Câu nói đó Kevin đã giúp nhiều đội của anh ấy quay trở lại sân thành công và cũng có thể giúp chúng tôi vượt qua khủng hoảng cộng đồng lớn nhất trong hầu hết cuộc đời. Chúng ta không chỉ cần ngăn chặn đại dịch mà còn cả những hoảng sợ đại dịch gây ra. Làm thế nào chúng ta có thể giúp bản thân mình và những người khác không hoảng sợ, mà có thể điều chỉnh. Dưới đây là 3 chiến lược bạn có thể thử:

Tập trung vào những gì thật sự đang diễn ra

Sự điều chỉnh cảm xúc đã được nhà tâm lý học James Gross của Stanford định nghĩa là “quá trình mà các cá nhân ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân khi họ có những cảm xúc đó, và cách họ trải nghiệm cũng như thể hiện những cảm xúc này”.

Bằng cách đọc các dữ kiện, bạn có thể điều chỉnh lại cách bạn nhìn nhận tình huống hiện tại và do đó, những cảm xúc bạn trải qua liên quan đến điều này. Chia sẻ những điều bạn học được với người khác để mở đầu một cuộc trò chuyện, hãy tỉnh táo với  những gì thật sự đang diễn ra  thay vì những nguồn tin bạn nghe ngóng được từ bên ngoài.


Tap trung vao nhung gi that su dang dien ra

Mô hình cảm xúc phức tạp

Một nghiên cứu được đứng đầu bởi Naomi Rothman và một nghiên cứu khác được công bố năm 2018 đã nêu bật tầm quan trọng của việc thể hiện một cách lành mạnh những cảm xúc kể cả tích cực và tiêu cực của chúng ta. Sợ hãi cũng là một cảm xúc trong số đó. Cũng giống như nỗi đau buồn hoặc sang chấn, chúng ta vẫn tiếp tục tiến lên phía trước nhưng không phải là sự bất chấp mà là vì chúng ta sợ hãi. Hãy đúc kết những suy nghĩ  mà từ sự sợ hãi làm nảy sinh những suy nghĩ về nguồn gốc của cái đẹp trong cuộc sống. Như nhà tâm lý học Albert Bandura của Stanford đã nhận thấy rằng, mỗi người trong chúng ta đều ảnh hưởng đến người khác thông qua hành vi của mình và chưa bao giờ việc mô phỏng này lại quan trọng hơn thế.

than chu luc dai dich dung hoang so

Hãy tập trung vào hiện thực hơn là để nỗi sợ phát triển thành “nỗi sợ tích cực”.

Thêm vào mớ nhận thức hỗn độn sự dứt khoát, suy nghĩ lý trí và bỏ qua cơn đại hồng thủy truyền thông - thứ đã làm bào mòn đi sự chắc chắn và khơi dậy nỗi sợ hãi trong chúng ta. Thay vì tìm hiểu chi tiết cả tá thứ về cách hoạt động của virus corona và nơi nó đang xuất hiện nhiều lần mỗi ngày hãy xác định xem bạn sẽ cập nhật số liệu thống kê thực về virus bao nhiêu lần mỗi tuần.

Làm như vậy, bạn sẽ tránh được việc liên tục thêm cortisol  vào máu dẫn đến cảm giác bị đe dọa liên tục làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn và làm giảm khả năng miễn dịch của bạn trong trường hợp bạn nhiễm vi rút. Kết quả của việc tiếp cận cân bằng hơn đối với cách bạn sử dụng thông tin có thể không phải là cảm giác hoảng sợ mà đó là một nỗi sợ hãi tích cực tạo ra một sự chuẩn bị linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

VIÊN TÂM LÝ VIỆT PHÁP 
Trụ sở chính: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm Trị liệu: Số 46 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0243.762.5838/0243.204.5357
Hotline: 0977.729.396 (zalo)
Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071
Website: https://tamlyvietphap.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệnTâmlýViệtPháp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách điều trị rối loạn lo âu ở học sinh THPT

Hội chứng ăn cắp vặt

7 cách tức giận đang hủy hoại sức khỏe của bạn