Trong một số trường hợp, rối loạn lo âu được điều trị bằng thuốc. Một số trường hợp khác, chỉ sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp trị liệu tâm lý với sử dụng thuốc sẽ là biện pháp điều trị hiệu quả. Bởi vì, không giống như dùng thuốc, các liệu pháp tâm lý sẽ giúp cung cấp cho bạn công cụ để kiểm soát sự lo lắng, bây giờ và cả trong tương lai.
Những kỹ thuật trị liệu khác nhau đã được phát triển để điều trị chứng lo âu và phát triển theo thời gian từ các phương pháp tiếp cận phân tâm đến phương pháp nhận thức hành vi mới.Hiểu về rối loạn lo âu
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 19% người trưởng thành và 31% thanh niên trong độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi ở Mỹ đã trải qua lo âu mỗi năm. Có một số loại rối loạn lo âu chính có thể điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, bao gồm:
- Rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Ám sợ
- Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)
- Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Bất kể rối loạn là gì, các tiến trình cơ sở thúc đẩy chúng đều theo một hướng tương tự. Những người lo âu thường có xu hướng phản ứng với các suy nghĩ, cảm xúc, tình huống khó chịu một cách cực đoan hơn và cố gắng kiểm soát phản ứng bằng cách tránh các tác nhân gây nên sự khó chịu. Không may là kiểu tránh né này chỉ làm củng cố thêm sự lo lắng và sợ hãi. Hầu hết các giải pháp hiện đại hướng đến suy nghĩ tiêu cực và tránh né để giúp bạn kiểm soát sự lo lắng của mình.
- Rối loạn hoảng sợ
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Ám sợ
- Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)
- Rối loạn lo âu xã hội (SAD)
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Bất kể rối loạn là gì, các tiến trình cơ sở thúc đẩy chúng đều theo một hướng tương tự. Những người lo âu thường có xu hướng phản ứng với các suy nghĩ, cảm xúc, tình huống khó chịu một cách cực đoan hơn và cố gắng kiểm soát phản ứng bằng cách tránh các tác nhân gây nên sự khó chịu. Không may là kiểu tránh né này chỉ làm củng cố thêm sự lo lắng và sợ hãi. Hầu hết các giải pháp hiện đại hướng đến suy nghĩ tiêu cực và tránh né để giúp bạn kiểm soát sự lo lắng của mình.
Các liệu pháp cho hội chứng lo âu
Mục tiêu của mọi phương pháp tiếp cận là giúp bạn hiểu được tại sao bạn lại cảm thấy như vậy, tác nhân kích thích là gì, tại sao bạn thay đổi cách mình phản ứng với chúng. Một số liệu pháp còn hướng dẫn các kỹ thuật thực hành để điều chỉnh lại suy nghĩ tiêu cực và thay đổi hành vi.
Rối loạn lo âu ở mỗi người khác nhau, vì vậy mỗi liệu pháp được điều chỉnh cho phù hợp với các triệu chứng và chẩn đoán cụ thể. Các liệu pháp có thể được tiến hành cá nhân, trong môi trường gia đình, cặp đôi hoặc nhóm gặp gỡ. Việc bạn có phải thường xuyên gặp mặt chuyên gia trị liệu hay không và gặp trong bao lâu phụ thuộc vào các triệu chứng và chẩn đoán của bạn.
Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác sử dụng các liệu pháp trị liệu lo âu khác nhau. Lựa chọn chuyên gia nào sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn.
Rối loạn lo âu ở mỗi người khác nhau, vì vậy mỗi liệu pháp được điều chỉnh cho phù hợp với các triệu chứng và chẩn đoán cụ thể. Các liệu pháp có thể được tiến hành cá nhân, trong môi trường gia đình, cặp đôi hoặc nhóm gặp gỡ. Việc bạn có phải thường xuyên gặp mặt chuyên gia trị liệu hay không và gặp trong bao lâu phụ thuộc vào các triệu chứng và chẩn đoán của bạn.
Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác sử dụng các liệu pháp trị liệu lo âu khác nhau. Lựa chọn chuyên gia nào sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn.
Liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi
Trị liệu nhận thức hành vi (CBT) là liệu pháp được sử dụng phổ biến nhất trong trị liệu rối loạn lo âu. Nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả trong việc điều trị SAD, GAD, ám sợ, rối loạn hoảng sợ trong các điều kiện khác nhau.
Tiền đề của CBT là suy nghĩ của bạn, không phải tình huống hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận và hành xử của bạn sau đó. Vì vậy, mục tiêu của CBT là nhận diện và hiểu được những suy nghĩ tiêu cực, các kiểu hành vi kém hiệu quả, thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế, hành động và cách ứng phó hiệu quả hơn.
Trong suốt quá trình này, nhà trị liệu sẽ giống như một huấn luyện viên hướng dẫn cho bạn những chiến lược hữu ích. Ví dụ, bạn có thể có rất nhiều những suy nghĩ cực đoan theo kiểu mọi thứ chỉ có thể tốt hoặc xấu. Thay vào đó, bạn sẽ thay thế những suy nghĩ như vậy bằng nhận thức thực tế hơn rằng có nhiều sắc thái khác nữa.
Cần thực hành để sử dụng những chiến lược này, một khi bạn bắt đầu nhận ra sự lo lắng và các tác nhân gây ra, bạn có thể học các kỹ năng đối phó trong CBT như kiểm soát nỗi sợ, hoang mang và lo lắng.
Tiền đề của CBT là suy nghĩ của bạn, không phải tình huống hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận và hành xử của bạn sau đó. Vì vậy, mục tiêu của CBT là nhận diện và hiểu được những suy nghĩ tiêu cực, các kiểu hành vi kém hiệu quả, thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế, hành động và cách ứng phó hiệu quả hơn.
Trong suốt quá trình này, nhà trị liệu sẽ giống như một huấn luyện viên hướng dẫn cho bạn những chiến lược hữu ích. Ví dụ, bạn có thể có rất nhiều những suy nghĩ cực đoan theo kiểu mọi thứ chỉ có thể tốt hoặc xấu. Thay vào đó, bạn sẽ thay thế những suy nghĩ như vậy bằng nhận thức thực tế hơn rằng có nhiều sắc thái khác nữa.
Cần thực hành để sử dụng những chiến lược này, một khi bạn bắt đầu nhận ra sự lo lắng và các tác nhân gây ra, bạn có thể học các kỹ năng đối phó trong CBT như kiểm soát nỗi sợ, hoang mang và lo lắng.
Liệu pháp tiếp xúc
Liệu pháp tiếp xúc là một trong những phương pháp CBT phổ biến nhất được sử dụng để điều trị nhiều dạng rối loạn lo âu, bao gồm ám sợ đặc trưng, SAD và PTSD. Tiền đề cơ bản đằng sau liệu pháp tiếp xúc là nếu bạn sợ hãi điều gì, cách tốt nhất để chiến thắng là đối diện với nó.
Xuyên suốt liệu pháp tiếp xúc, nhà trị liệu sẽ dần chỉ ra cho bạn những đối tượng tình huống gây lo lắng, điều này thường được thực hiện bằng một phương pháp có tên là “systematic desensitization” (tạm dịch: giải mẫn cảm hệ thống), gồm 3 bước:
Xuyên suốt liệu pháp tiếp xúc, nhà trị liệu sẽ dần chỉ ra cho bạn những đối tượng tình huống gây lo lắng, điều này thường được thực hiện bằng một phương pháp có tên là “systematic desensitization” (tạm dịch: giải mẫn cảm hệ thống), gồm 3 bước:
- Thư giãn: chuyên gia của bạn sẽ hướng dẫn các kỹ năng thư giãn để giúp đối phó với lo âu. Ví dụ thư giãn cơ bắp, hít thở sâu, thiền định và chỉ dẫn hình tượng
- Danh sách: tạo danh sách các tác nhân gây kích thích cho sự lo lắng của bạn và xếp hạng chúng theo mức độ
- Tiếp xúc: trong bước cuối cùng này, bạn sẽ dần tìm cách vượt qua các yếu tố gây lo lắng được liệt kê, sử dụng các kỹ thuật thư giãn khi cần.
- Có một số cách nhà trị liệu có thể chọn để bạn tiếp xúc với những tác nhân kích thích gây lo lắng. Đây là những cách phổ biến nhất:
- - Tiếp xúc tưởng tượng: Trong phương pháp tiếp xúc này, bạn sẽ được hướng dẫn để tưởng tượng một cách sinh động về những tác nhân gây lo lắng
- - Tiếp xúc “in vivo” (có thể hiểu là những tiếp xúc từ sâu bên trong):
Trong phương pháp này, bạn sẽ phải đối mặt với các đối tượng hoặc tình huống gây lo lắng trong đời sống thực. Với cách thức tiếp xúc này, một người mắc hội chứng lo âu vẫn có thể được hướng dẫn để diễn thuyết trước khán giả.- - Tiếp xúc thực tế ảo: trong một vài trường hợp, thực tế ảo có thể được sử dụng khi tiếp xúc “in vivo” không phù hợp. Liệu pháp thực tế ảo sử dụng công nghệ để tiếp xúc in vivo và hình ảnh. Phương pháp này đã được chứng minh là hữu ích với những người lính và những người sống chung với PTSD.
Liệu pháp hành vi biện chứng
Liệu pháp hành vi biện chứng (DTB) là một liệu pháp có hiệu quả cao của CBT. Ban đầu nó được dùng để điều trị chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), DBT hiện nay được sử dụng điều trị nhiều tình trạng khác nhau bao gồm lo âu.
DBT tập trung giúp bạn phát triển “quan điểm biện chứng” (đối lập), sự chấp nhận và sự thay đổi. Trong điều trị bằng DBT, bạn sẽ học được cả cách chấp nhận nỗi lo lắng và tích cực làm việc để thay đổi nó. Điều này tương tự như khái niệm yêu bản thân theo cách của bạn, trong khi vẫn tiếp tục hay đổi bản thân theo hướng tốt hơn.
Trị liệu DBT sẽ hướng dẫn bạn 4 kỹ năng:
-Chánh niệm: Sự kết nối với hiện tại và nhận thấy những suy nghĩ đang trôi qua (như lo lắng) mà không bị chúng xâm chiếm.
-Khả năng chịu đựng nỗi đau: Kiểm soát sự lo lắng của bạn khi đối mặt với các tình huống căng thẳng.
-Ấn tượng giữa các cá nhân: Học cách nói không hoặc yêu cầu những gì bạn cần
-Điều chỉnh cảm xúc: Quản lý lo âu trước khi chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.Liệu pháp chấp nhận và cam kết
Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) là một hình thức trị liệu khác đã được chứng minh là có hiệu quả với rối loạn lo âu. ACT liên quan đến việc xác định các giá trị sống và sau đó hành động phù hợp với chúng.Trị liệu nghệ thuật
Trị liệu nghệ thuật là phương pháp không sử dụng lời nói, hướng đến trải nghiệm. Hình thức trị liệu này bao gồm sử dụng nghệ thuật thị giác (như hội họa, vẽ tranh, điêu khắc) để thể hiện và xử lý các cảm xúc hoặc sử dụng nghệ thuật để thực hành chánh niệm và tư giãn. Mặc dù có thể được tiến hành hư một liệu pháp độc lập, nhưng nó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như CBT.
Để thực sự trở thành một liệu pháp trị liệu mới thì vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh hiệu quả của phương pháp này trong việc làm giảm các triệu chứng lo âu.Liệu pháp phân tâm
Theo học thuyết của Frued, các triệu chứng lo âu phản ánh những xung đột vô thức. Mục tiêu của liệu pháp phân tâm là giải quyết chúng. Trong phân tâm học, bạn và nhà trị liệu sẽ tìm hiểu những suy nghĩ, nỗi sợ hãi và mong muốn của bạn để hiểu rõ hơn cách bạn nhìn nhận bản thân và giảm bớt lo lắng. Đây là một trong những hình thức điều trị chuyên sâu nhất; có thể mất nhiều năm để xác định các khuôn mẫu trong cách suy nghĩ của bạn.
Thuật ngữ “Phân tâm học” và liệu pháp “Động lực học” thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực chất “Phân tâm học” nằm trong “Tâm động học”. Liệu pháp cá nhân
Liệu pháp cá nhân (IPT) tập trung vào vai trò và các mối quan hệ xã hội. Trong liệu pháp IPT, bạn sẽ làm việc với chuyên gia của mình để xác định bất kỳ vấn đề cá nhân nào gặp phải như những nỗi đau buồn chưa được giải quyết, xung đột với gia đình hoặc bạn bè, thay đổi trong công việc hoặc vai trò xã hội và các vấn đề liên quan khác. Bạn sẽ học được cách lành mạnh để thể hiện cảm xúc và cách để cải thiện giao tiếp với người khác.
Mặc dù ban đầu được phát triển để điều trị trầm cảm nặng, IPT có thể được sử dụng nếu sự lo lắng của bạn có liên quan đến các mối quan hệ của bạn với người khác như trường hợp SAD.Mong đợi từ những liệu pháp tâm lý
Một hiểu lầm phổ biến là cho rằng bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy dễ chịu khi sử dụng những liệu pháp tâm lý. Đôi khi trường hợp này cũng xảy ra. Nhưng phần lớn là bạn sẽ cảm thấy tệ hơn sau đó mới tốt dần lên. Khá bất ngờ, cảm giác tồi tệ hơn thường là dấu hiệu của sự tiến bộ. Và nếu bạn nghĩ về nó, điều đó là đúng.
Khi bạn đưa ra quyết định lựa chọn một liệu pháp tâm lý, thường là do bạn chưa thể tự mình vượt qua lo lắng. Liệu pháp bao gồm việc khám phá những lý do đằng sau sự lo lắng của bạn. Điều này có thể gây ra những lo lắng tạm thời.
Các liệu pháp không bao giờ được coi là biện pháp khắc phục nhanh chóng. Nó là cả một quá trình cụ thể với từng cá nhân. Loại hình trị liệu bạn cần, những kỹ năng, những điều bạn học được và quá trình trị liệu diễn ra bao lâu sẽ tùy thuộc vào loại hình và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bạn gặp phải.
Điều quan trọng phải hiểu là dù quá trình này không phải lúc nào cũng có cảm giác tốt nhưng đến cuối cùng sẽ có kết quả xứng đáng.Làm thế nào để tận dụng tối đa liệu pháp
Cố gắng tạo ra sự thay đổi có thể là một sự thử thách. Điều trị lo âu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì, bạn sẽ nhìn thấy sự cải thiện.- Dưới đây là một số cách để tận dụng tối đa liệu pháp và bạn nhận thấy kết quả thực sự:
- Đừng vờ tỏ ra ổn
- Đặt câu hỏi
- Nói với nhà trị liệu tất cả suy nghĩ của bạn
- Làm việc ngoài phiên trị liệu
- Tập trung vào mục tiêu của bạn
- Thực hành phong cách sống lành mạnh
- Đảm bảo rằng bạn có hệ thống hỗ trợ xã hội
- Giảm những căng thẳng khiến tình trạng lo lắng của bạn trầm trọng hơn
- Theo cách này, bạn có thể thấy rằng sự nỗ lực và tham gia vào suốt quá trình trị liệu sẽ có tác động lớn đến kết quả trị liệu.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, điều quan trọng là hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Nếu bạn được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu, bạn có thể đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả bao gồm một trong các liệu pháp được đề cập ở trên để giúp bạn vượt qua các triệu chứng và kiểm soát sự lo lắng của mình.
-------------------------------------------------------------------
VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT - PHÁP
Trụ sở chính: số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu: 46 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0243.762.5838 - 0243.204.5357
Hotline: 097.772.9396 (Zalo)
Website: https://tamlyvietphap.vn/
Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071
Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệntâmlývàtâmthầnhọcViệtPháp
Nhận xét
Đăng nhận xét