Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

 https://tamlyvietphap.vn/kien-thuc-tam-ly/roi-loan-tang-dong-gam-chu-y-adhd-la-gi-2421-44753-article.html

Trước đây, ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) được cho là tình trạng mà chỉ có trẻ em mắc phải và sẽ “khỏi” trước khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta biết rằng ADHD là một tình trạng thần kinh kéo dài suốt đời.

Các triệu chứng của ADHD thay đổi theo thời gian. Ví dụ, sự hiếu động thái quá khi còn nhỏ có thể giảm đi khi người lớn tìm ra những cách lành mạnh để làm giảm nguồn năng lượng của trẻ.

Ngay cả khi các triệu chứng thay đổi, ADHD vẫn có thể cản trở hoạt động của người lớn. Mối quan hệ, sức khỏe, công việc và tài chính và một vài lĩnh vực trong cuộc sống cũng có thể bị ảnh hưởng.


Cho dù bạn là cha mẹ nghi ngờ con mình mắc ADHD hay bạn vừa được chẩn đoán mắc ADHD khi trưởng thành, việc hiểu các triệu chứng, các lựa chọn điều trị và các chiến lược tốt nhất để sống tốt với ADHD là rất quan trọng

Dấu hiệu

Các dấu hiệu của ADHD ở trẻ em có thể bao gồm một loạt các vấn đề về học tập, về xã hội và về hành vi.

Khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, mất nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, hoặc không thể ngồi yên là một vài triệu chứng phổ biến mà trẻ mắc phải. Người lớn mắc ADHD có thể dễ cảm thấy buồn chán, mất nhiều thời gian để hoàn thành các công việc và  gặp khó khăn trong việc lắng nghe người khác nói chuyện.

Ngay cả những cá nhân đã được chẩn đoán mắc ADHD đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc nhận ra các hành vi và vấn đề bắt nguồn từ ADHD. Họ có thể nghĩ rằng việc không tập trung hoặc hành xử bốc đồng chỉ là một phần của con người họ, chứ không phải là một triệu chứng của ADHD

Người lớn và trẻ em bị ADHD có thể tự cho mình là lười biếng hoặc không thông minh. Việc hiểu những triệu chứng và đặc trưng của ADHD giúp bản thân bạn không bị ảnh hưởng bởi những nhận xét tiêu cực cũng như không có cảm giác xấu hổ. Thay vào đó, là những giải pháp chủ động cho rối loạn này.

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Mặc dù các nhà nghiên cứu ước tính rằng có hơn 70% trẻ em mắc ADHD là do di truyền tuy nhiên điều này không đảm bảo rằng nguyên nhân mắc ADHD không hoàn toàn là do di truyền. Có một số yếu tố rủi ro khác có thể tác động. Tiếp xúc với một số chất độc nhất định như chì, hoặc mắc một số bệnh cụ thể như viêm màng não, cũng có thể làm tăng khả năng một người có thể mắc ADHD. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng kém hoặc sử dụng chất kích thích trong thai kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ADHD ở trẻ.

Chẩn đoán

Hiện nay, có ba biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Đó là:

- Không tập trung, chú ý

- Hiếu động, không thể ngồi yên

- Cả 2 biểu hiện trên


Việc được chẩn đoán mắc ADHD không chỉ đơn giản là xét nghiệm máu hoặc tham gia các bài kiểm tra trực tuyến. Cần phải đánh giá chi tiết. Việc này được thực hiện bởi một chuyên gia tâm lý, thông qua việc sử dụng sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM) – sách hướng dẫn chẩn đoán chính thức được sử dụng ở Hoa Kỳ – để xác định xem bạn có đáp ứng các tiêu chí hay không.

Việc danhs gia được thực hiện bằng cách sử dụng bảng câu hỏi, thang điểm đánh giá, sàng lọc trí tuệ và phỏng vấn, và bằng cách đo lường sự chú ý và khả năng mất tập trung. Các triệu chứng ADHD có thể giống với các tình trạng khác như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, khó khăn học tập và các vấn đề về giấc ngủ.

Điều trị

Thuốc là cách phổ biến nhất để điều trị ADHD. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất.

Điều trị kết hợp các phương pháp khác nhau, vì vậy mà phương pháp này cũng có thể hỗ trợ, làm tăng hiệu quả cho phương pháp kia. Đây là cách ADHD được điều trị phổ biến nhất:

Thuốc - Có hai nhóm thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị chứa chất kích thích và thuốc điều trị không chứa chất kích thích Thuốc chứa chất kích thích làm giảm sự hiếu động, bốc đồng và tăng sự chú ý. Loại thuốc này khá hiệu quả nhưng thường đi kèm với một số rủi ro.

Trị liệu - Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được cho rằng đặc biệt hiệu quả trong điều trị ADHD. Các kỹ năng CBT có thể giúp thay đổi các lối suy nghĩ không hiệu quả và xác định các thay đổi hành vi có thể cải thiện hoạt động.

Thay đổi lối sống - Có nhiều cách khác để bạn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của ADHD đến cuộc sống của mình. Yêu cầu nơi làm việc có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Tạo danh sách kiểm tra và sắp xếp có tổ chức có thể giảm lượng thời gian bạn dành cho việc tìm kiếm các mục bị thất lạc. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm một số triệu chứng của ADHD.

Điều quan trọng là bạn phải kết hợp các phương pháp điều trị từ chuyên gia tâm lý để tìm ra chiến lược tốt nhất cho bản thân.


Sống với ADHD

Bị chẩn đoán mắc ADHD có thể ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của bạn. Tuy nhiên việc hiểu rõ bản thân và biết cách quản lý cuộc sống của bạn tốt nhất có thể là một yếu tố quan trọng trong việc đối phó với ADHD.

Mặc dù ADHD không thể chữa khỏi nhưng các triệu chứng thường có thể được kiểm soát khá tốt. Điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng và tiến triển của bạn để việc điều trị có thể được điều chỉnh khi cần thiết.

ADHD ở trẻ em

Nuôi dạy trẻ ADHD đặt ra một số thách thức. Nhận được sự hỗ trợ và điều trị tốt nhất có thể là chìa khóa để kiểm soát các triệu chứng của con bạn. Điều trị có thể liên quan đến thuốc. Thuốc có thể giúp trẻ kiểm soát cơn bốc đồng, tập trung và tránh bị phân tâm.


Ngoài thuốc, trẻ ADHD có thể được hưởng lợi từ các tiện nghi ở trường. Có thể bao gồm chỗ ngồi gần giáo viên và có thêm thời gian để hoàn thành bài tập. Phương pháp  của cha mẹ cũng có thể là một khía cạnh quan trọng của việc điều trị. Các chiến lược của cha mẹ có thể giúp trẻ học đưuọc tính kỷ luật và hỗ trợ các chiến lực tốt nhất đểtrẻ mắc ADHD kiểm soát các triệu chứng của  bản thân.


VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP

Địa chỉ: số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0243.762.5838 - 0243.204.5357

Hotline: 097.772.9396

Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071

Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệntâmlývàtâmthầnhọcViệtPháp


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hội chứng ăn cắp vặt

7 cách tức giận đang hủy hoại sức khỏe của bạn